Bảo lưu Công_ước_xoá_bỏ_mọi_hình_thức_phân_biệt_đối_xử_với_phụ_nữ

Nhiều bảo lưu đã được đưa ra đối với một số điều của Công ước.[14] Ngoài ra còn có một số bảo lưu không dành riêng cho một điều khoản cụ thể trong Công ước mà là bảo lưu chung cho tất cả các khía cạnh của Công ước sẽ vi phạm nguyên tắc đã nêu. Ví dụ, Mauritania đã đưa ra bảo lưu với tuyên bố họ đã phê chuẩn Công ước "với mỗi và mọi điều khoản của Công ước không đi ngược lại với Luật Hồi giáo Sharia".[15] Một số những bảo lưu, đặc biệt là những bảo lưu của các quốc gia Hồi giáo là đối tượng của nhiều cuộc tranh luận.[4]

  • Khuyến nghị chung số 1 (1986) thảo luận về "hướng dẫn báo cáo".[16]
  • Khuyến nghị chung số 2 (1987) thảo luận về "hướng dẫn báo cáo".
  • Khuyến nghị chung số 3 (1987) thảo luận về "các chương trình giáo dục và thông tin công cộng".
  • Khuyến nghị chung số 4 (1987) thảo luận về "bảo lưu".
  • Khuyến nghị chung số 5 (1988) thảo luận về "các biện pháp đặc biệt tạm thời".
  • Khuyến nghị chung số 6 (1988) thảo luận về "bộ máy quốc gia hiệu quả và sự công khai".
  • Khuyến nghị chung số 7 (1988) thảo luận về "nguồn lực thực hiện CEDAW".
  • Khuyến nghị chung số 8 (1988) thảo luận về "Điều 8."
  • Khuyến nghị chung số 9 (1989) thảo luận về "dữ liệu thống kê."
  • Khuyến nghị chung số 10 (1989) thảo luận về "kỷ niệm lần thứ mười ngày thông qua Công ước CEDAW".
  • Khuyến nghị chung số 11 (1989) thảo luận về "dịch vụ tư vấn kỹ thuật cho báo cáo."
  • Khuyến nghị chung số 12 (1989) thảo luận về "bạo lực đối với phụ nữ".
  • Khuyến nghị chung số 13 (1989) thảo luận về "trả lương cộng bằng cho công việc có giá trị như nhau".
  • Khuyến nghị chung số 14 (1990) thảo luận về "cắt bao quy đầu nữ".
  • Khuyến nghị chung số 15 (1990) thảo luận về "phụ nữ và đại dịch AIDS".
  • Khuyến nghị chung số 16 (1991) thảo luận về "lao động nữ không được trả lương trong các doanh nghiệp gia đình ở nông thôn và thành thị".
  • Khuyến nghị chung số 17 (1991) thảo luận về "cách đo lường và chất lượng của các công việc gia đình không tính công của phụ nữ và sự công nhận đóng góp của phụ nữ trong GNP."
  • Khuyến nghị chung số 18 (1991) thảo luận về "phụ nữ khuyết tật".
  • Khuyến nghị chung số 19 (1992) thảo luận về "bạo lực đối với phụ nữ". Cụ thể, Khuyến nghị chung này nói rằng "khái niệm phân biệt đối xử bao gồm bạo lực trên cơ sở giới, nghĩa là bạo lực với phụ nữ vì cô ấy phụ nữ hoặc không xứng đáng là một phụ nữ."
  • Khuyến nghị chung số 20 (1992) thảo luận về "bảo lưu".
  • Khuyến nghị chung số 21 (1994) thảo luận về "sự bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình".
  • Khuyến nghị chung số 22 (1995) thảo luận về "Điều 20 của Công ước".
  • Khuyến nghị chung số 23 (1997) thảo luận về "phụ nữ trong đời sống chính trị và công cộng".
  • Khuyến nghị chung số 24 (1999) thảo luận về "phụ nữ và sức khỏe".
  • Khuyến nghị chung số 25 (2004) thảo luận về "các biện pháp đặc biệt tạm thời".[17]
  • Khuyến nghị chung số 26 (2008) thảo luận về "lao động nữ di cư".[18]
  • Khuyến nghị chung số 27 (2010) thảo luận về "phụ nữ cao tuổi và bảo vệ quyền con người của họ".[19]
  • Khuyến nghị chung số 28 (2010) thảo luận về "nghĩa vụ cốt lõi của các quốc gia thành viên theo Điều 2." [20] Ở đây, Ủy ban tuyên bố rằng các bảo lưu đối với Điều 2 không tương thích với đối tượng và mục đích của Công ước và do đó không thể chấp nhận được theo Điều 28. Ủy ban khuyến khích các quốc gia rút lại bất kỳ bảo lưu nào cho Điều 2 càng sớm càng tốt.
  • Khuyến nghị chung số 29 (2013) thảo luận về "hậu quả kinh tế của hôn nhân, quan hệ gia đình và sự chia tay của họ".[21]
  • Khuyến nghị chung số 30 (2013) thảo luận về "phụ nữ trong phòng ngừa xung đột, xung đột và hậu xung đột".[22] Tại đây, Ủy ban cho biết các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ quyền của phụ nữ trước, trong và sau xung đột khi họ trực tiếp tham gia chiến đấu, và/hoặc đang cung cấp cho quân đội gìn giữ hòa bình hoặc hỗ trợ của nhà tài trợ để ngăn ngừa xung đột, hỗ trợ nhân đạo hoặc tái thiết sau xung đột.[23] Ủy ban cũng tuyên bố rằng các quốc gia phê chuẩn cần thực hiện nghiêm túc trong việc đảm bảo rằng các chủ thể phi nhà nước, như các nhóm vũ trang và nhà thầu an ninh tư nhân, phải chịu trách nhiệm về tội ác chống lại phụ nữ.
  • Khuyến nghị chung số 31 (2014) là khuyến nghị chung với Ủy ban về Quyền trẻ em thảo luận về "các hành vi gây hại".[24] Lần đầu tiên, Ủy ban đã cùng với Ủy ban về Quyền trẻ em đưa ra một giải thích toàn diện về nghĩa vụ của các quốc gia nhằm ngăn chặn và loại bỏ các hành vi gây hại cho phụ nữ và trẻ em gái.[25]
  • Khuyến nghị chung số 32 (2014) thảo luận về "các khía cạnh giới của tình trạng tị nạn, tìm kiếm tị nạn, quốc tịch và tình trạng không quốc tịch của phụ nữ".[26]

Hiện tại Ủy ban đang nghiên cứu về Bình luận chung liên quan đến buôn bán phụ nữ và trẻ em gái trong bối cảnh di cư toàn cầu.

Trong mười năm đầu tiên, ủy ban hoạt động khác biệt đáng kể so với hiện nay. Hình thức phê bình duy nhất được đưa ra cho Ủy ban CEDAW là các khuyến nghị chung và kết luận quan sát đối với báo cáo của các quốc gia thành viên.[27] Do sự xuất hiện của Chiến dịch toàn cầu vì quyền con người của phụ nữ vào năm 1991, người ta đã chú ý nhiều hơn đến CEDAW, làm hồi sinh Ủy ban này. Ủy ban đã thực hiện các thay đổi đối với CEDAW để cho phép họ gặp gỡ nhiều hơn một lần mỗi năm và đã tận dụng lợi thế này bằng cách họp ít nhất hai lần một năm kể từ năm 1997. Ủy ban ban đầu chỉ họp hai tuần trong các phiên họp thường niên, nhưng giờ đã được thay đổi thành họp nhiều lần trong năm trong các phiên họp kéo dài mười tám ngày.[28] Uỷ ban CEDAW cũng đã đạt được các thủ tục khiếu nại và điều tra mới cho phép Ủy ban khởi xướng các thủ tục điều tra nếu họ tin rằng một quốc gia thành viên vi phạm nghiêm trọng các điều khoản của CEDAW.

Các thành viên của Uỷ ban CEDAW[29]
NameStateTerm Expires
Gladys Acosta Vargas (Phó chủ tịch) Peru2022
Hiroko Akizuki Nhật Bản2022
Tamader Al-Rammah Saudi Arabia2022
Nicole Ameline (Phó chủ tịch) Pháp2020
Gunnar Bergby Norway2020
Marion Bethel Bahamas2020
Louiza Chalal Algeria2022
Esther Eghobamien-Mshelia Nigeria2020
Naela Gabr Egypt2022
Hilary Gbedemah (Chủ tịch)[3] Ghana2020
Nahla Haidar Lebanon2020
Dalia Leinarte Lithuania2020
Rosario Manalo Philippines2020
Lia Nadaraia (Rapporteur) Georgia2022
Aruna Devi Narain Mauritius2022
Ana Pelaez Narvaez Tây Ban Nha2022
Bandana Rana (Phó chủ tịch)   Nepal2020
Rhoda Reddock Trinidad and Tobago2022
Elgun Safarov Azerbaijan2022
Wenyan Song Trung Quốc2020
Genoveva Tisheva Bulgaria2022
Franceline Toe Bouda Burkina Faso2022
Aicha Vall Verges Mauritania2020